THÔNG TIN HƯỚNG DẪN LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU TRƯỚC KHI THỬ NGHIỆM VI SINH

  • Mẫu gửi tới phòng kiểm nghiệm là mẫu đại diện cho đối tượng cần được đánh giá.
  • Người lấy mẫu cần mang găng tay tiệt trùng để thực hiện lấy mẫu. Đổi găng tay trước khi tiến hành lấy mẫu tiếp theo nếu trong trường hợp có nguy cơ nhiễm chéo.
  • Không sử dụng bao bì bị hư hỏng để đựng mẫu (hở, rách, thủng) vì có thể bị lây nhiễm bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Sử dụng dụng cụ chứa vô trùng và bảo quản mẫu phù hợp với tính chất của mẫu.
  • Đóng kín dụng cụ chứa mẫu sau khi cho mẫu vào để bảo đảm mẫu không rơi ra ngoài hoặc không bị nhiễm từ bên ngoài vào trong quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu.
  • Việc chuyển mẫu vào PTN phải đảm bảo mẫu thử được giữ trong điều kiện hạn chế đến mức thấp nhất sự thay đổi số lượng vi sinh vật trong mẫu thử.
  • Điều kiện bảo quản trong suốt quá trình lấy mẫu và bảo quản mẫu phải phù hợp với các yêu cầu về bảo quản do nhà sản xuất công bố. Nếu không có yêu cầu riêng thì việc bảo quản mẫu phải được thực hiện trong điều kiện như sau:

 

Sản phẩm Nhiệt độ
Sản phẩm không dễ phân hủy nhiệt độ thường (< 40 0C)
Sản phẩm đông lạnh và đông lạnh sâu < – 15 0C
Sản phẩm dễ phân hủy ở nhiệt độ môi trường (1 – 8) 0C
Mẫu tăm pong, bông gòn, gạc dùng để kiểm tra vệ sinh công nghiệp (tiếp xúc với vật liệu, tay công nhân, bàn, bench,) (1 – 4) 0C
Mẫu nước:

·        Nước uống dùng để đánh giá sự phù hợp

·        Nước không uống được dùng để đánh giá sự phù hợp như nước nguồn, nước ô nhiễm, nước phục vụ cho kinh doanh, giải trí, và nước thải

·        Mẫu nước khác không dùng để đánh giá sự phù hợp

 

 

< 10 0C

 

Trong trường hợp khách hàng không đủ điều kiện để bảo quản mẫu theo yêu cầu trên, Khách hàng cần xác nhận về việc đồng ý thử nghiệm với tình trạng thực tế của mẫu thử và ghi nhận thông tin của mẫu thử vào biểu mẫu

TÓM TẮT QUY TRÌNH LẤY MẪU

  1. Vị trí lấy mẫu

Văn bản viện dẫn: Khoản 3, điều 6, QCVN 01-1:2018/BYT.

“Đối với cơ quan, đơn vị, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, khu vực có bể chứa nước tập trung: lấy ít nhất 02 mẫu gồm 01 mẫu tại bể chứa nước tập trung và

01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. Nếu có từ 02 bể chứa nước tập trung trở lên thì mỗi bể lấy ít nhất 01 mẫu tại bể và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng.”

Ví dụ: Dự án A có 2 tháp độc lập là A1 và A2, dùng chung 1 bể chứa nước ngầm, bơm lên bể chứa nước tầng mái của mỗi tháp. Vậy số lượng mẫu nước sinh hoạt Dự án A cần lấy là:

  1. Mẫu 1: tại bể chứa nước ngầm.
  2. Mẫu 2: tại bể chứa nước tầng mái tháp A1.
  3. Mẫu3: tại vòi ngẫu nhiên căn hộ tại tháp A1.
  4. Mẫu 4: tại bể chứa nước tầng mái tháp A2.
  5. Mẫu 5: tại vòi ngẫu nhiên căn hộ tại tháp A2
  6. Hướng dẫn tự lấy mẫu:

Người thực hiện:

  • Ưu tiên thực hiện bởi nhân viên của đơn vị lấy mẫu (có chuyên môn, dụng cụ và kinh nghiệm).
  • Trường hợp dự án tự lấu mẫu và gửi mẫu đi phân tích: thực hiện theo quy trình bên dưới.

Quy trình lấy mẫu nước sinh hoạt:

Dụng cụ: can sạch dung tích 2-5l tùy vào số lượng chỉ tiêu cần phân tích còn nguyên màng co; bông gòn; cồn.

  1. Bước 1: Người lấy mẫu rửa tay sạch và sát trùng bằng cồn.
  2. Bước 2: Dùng bông gòn tẩm cồn hơ lửa xung quanh vòi lấy nước.
  3. Bước 3: Mở màng co, mở nắp chai, không để bàn tay chạm vào miệng chai.
  4. Bước 4: Xả nước từ vòi 2-3 phút
  5. Bước 5: Tráng bình 02 – 03 lần bằng nguồn nước lấy mẫu.
  6. Bước 6: Hứng đầy chai và đậy ngay nắp chai lại.

Lưu ý: với mẫu nước lấy tại vòi căn hộ cần mở nước liên tục 1-2 phút trước khi lấy mẫu. Mẫu đo vi sinh sau khi lấy cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 5 oC và phải gởi đi đến các trung tâm phân tích trong vòng 24giờ.