Quan trắc nước thải công nghiệp tiêu chuẩn QCVN

Lấy mẫu nước thải công nghiệp

QCVN được cấp chứng nhận đủ điều kiện quan trắc theo Vimcerts 197 về lấy mẫu nước thải hiện trường.

QCVN trực tiếp lấy mẫu và bảo quản mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm các loại nước thải:

– Quan trắc nước thải công nghiệp

– Quan trắc nước thải sinh hoạt

– Quan trắc nước thải y tế

– Phân tích kiểm tra chất lượng nước thải công nghiệp

Các kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu như sau:

1. Các tiêu chuẩn quy định về chương trình lấy mẫu và bảo quản mẫu nước. (phương pháp lấy mẫu nước thải)

  • TCVN 5994:1995 – Chất lượng nước ; Lấy mẫu; Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
  • TCVN 5997:1995 – Chất lượng nước; Lấy mẫu ; Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa.
  • TCVN 5998:1995 – Chất lượng nước; Lấy mẫu; Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.
  • TCVN 5999:1995 – Chất lượng nước; Lấy mẫu; Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
  • TCVN 6663-1:2011-– Chất lượng nước; Lấy mẫu; Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.
  • TCVN 6663-3-5:2009 – Chất lượng nước; Lấy mẫu; Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống.
  • TCVN 6663-6:2008 – Chất lượng nước; Lấy mẫu : Phần 8- Hướng dẫn lấy mẫu ở Sông và Suối.
  • TCVN 6663-11:2011 – Chất lượng nước; Lấy mẫu : Phần 11- Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
  • TCVN 6663-1:2011- Chất lượng nước; Lấy mẫu: Phần 1: Hướng dẫn lặp chương trình lấy mẫu.
  • TCVN 6663-3:2008- Chất lượng nước; Lấy mẫu: Hướng dẫn xử lý mẫu và bảo quản mẫu.

2. Nội dung tổng quát để hỗ trợ thiết kế chương trình lấy mẫu:

  • Mục tiêu của chương trình lấy mẫu:
  • Để nghiên cứu ảnh hưởng của việc xả thải đến một vùng nước tiếp nhận, kể cả nước tràn do sự cố.
  • Để xác định hiệu quả của từng hiệu quả trong một hệ thống xử lý.
  • Để kiểm tra tổng thể hiệu quả xử lý của hệ thống.
  • Để kiểm soát nồng độ các chất sau xử lý.
  • Kiểm tra chất lượng nước để sử dụng cho sinh hoạt ăn uống….
  • Xác định vị trí cần tiến hành lấy mẫu:
  • Việc xác định vị trí lấy mẫu phụ thuộc vào mục tiêu của chương trình lấy mẫu và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc.
  • Căn cứ vào yêu cầu của đối tượng cần quan trắc như ( HTXL nước thải, Sông, Suối, ao hồ…) mà chúng ta chọn và xây dựng số điểm quan trắc phù hợp.
  • Vị trí tiến hành lấy mẫu được chọn phải mang tính đại diện cho đối tượng cần quan trắc.
  • Xác định thông số đặc thù để hỗ trợ cho việc lựa chọn phương pháp bảo quản mẫu, cách xử lý mẫu tại hiện trường, thể tích mẫu thử và thời gian vận chuyển phù hợp:
  • Mỗi nguồn nước, mỗi loại hình sản xuất sẽ phát sinh một số thông số ô nhiễm đặc thù khác nhau.
  • Các thông số được lựa chọn tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và mục đích sử dụng nguồn nước đó.
  • Cơ sở để lựa chon thông số giám sát tham khảo theo Thông tư 07/2007/TT-BTNMT và 04/2012/TT-BTNMT.(Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường bao gồm nước thải, khí thải, tiếng ồn, rung, theo từng nghành nghề và hoạt động sản xuất phát sinh nguồn thải ra môi trường).
  • Dựa vào những nội dung trên để chọn được dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu cho phù hợp với từng đối tượng:
  • Thiết bị lấy mẫu: bao gồm dụng cụ lấy mẫu như : thiết bị lấy mẫu phân tầng cho vùng nước sâu, xô, dây buộc, dụng cụ bảo hộ, bao tay…
  • Bình chứa mẫu :
  • Những yếu tố chọn bình chứa mẫu: bền chắc, dễ đậy kính, chịu nhiệt, khối lượng và thể tích hợp lí, dễ làm sạch và tái sử dụng, giá thành rẻ, tránh mất mẫu bay hơi, nhiễm bơi chất lạ trong vật liệu của bình chứa mẫu.
  • Nên dùng bình bằng nhựa để lấy mẫu nước thải.Một số trường hợp dùng bình thủy tinh như phân tích: Dầu mỡ, Hydrocacbon,các chất tẩy rửa,thuốc trừ sâu.
  • Nếu lấy mẫu đã được tiệt trùng phải sử dụng bình chứa đã được khử trùng.
  • Bình chứa mẫu dùng cho xét nghiệm vi sinh phải dùng những bình chịu được nhiệt độ cao, vật liệu bình chứa không tiết ra hóa chất gây ức chế sự tồn tại của VSV.

3. Kỹ thuật lấy mẫu nước

  • Nguyên tắc chung:
  • Mẫu nước được lấy tùy thuộc vào mục đích đã ấn định trước, phải đảm bảo tính đại diện, việc bảo quản phụ thuộc vào thông số cần phân tích bởi vì mỗi thông số có cách bảo quản tương ứng để giảm thiểu sai số giữa hiện trường và phòng thí nghiệm.
  • Đối với sông, hồ,hồ chứa nước thải: mẫu nước bình thường được lấy tại độ sâu 20-50cm kể từ mặt nước, lấy ở vị trí đại diện nhất, khi độ sâu mực nước trên 3m cần lấy theo dạng phân tầng và được trộn với nhau.
  • Đối với dòng chảy, mẫu được lấy ở khu vực có dòng xáo trộn tốt nhất để đảm bảo mẫu có tính đồng nhất và mang tính đại diện nhất.
  • Mẫu được lấy sát bề mặt để phân tích nhũ tương, váng dầu, chất trôi nổi.
  • Đối với thông số vi sinh: chai phải được tiệt trùng, thể tích mẫu lấy vào chai khoảng ¾ dung tích chai.
  • Lấy mẫu tại cống rãnh, hố ga: trước khi tiến hành cần dọn sạch địa điểm lấy mẫu để loại bỏ cặn, bùn các VSV trên thành,chọn điểm có dòng xoáy mạnh để có sự pha trộn tốt.
  • Lấy mẫu tại Sông suối, ao hồ nhân tạo tự nhiên:
  • Vị trí lấy mẫu:
  • Lấy mẫu từ trên cầu.
  • Lấy mẫu ở giữa lòng suối.
  • Lấy mẫu gần bờ.
  • Lấy mẫu từ trên thuyền.
  • Thao tác thực hiện:
  • Súc rửa dụng cụ lấy mẫu và bình chứa mẫu bằng chính nền mẫu được lấy.
  • Lấy mẫu dưới mặt nước 25cm, các chai đựng mẫu được nhúng ngặm trực tiếp vào nước để lấy mẫu, tuy nhiên tránh lấy lớp nước trên bề mặt trừ khi có yêu cầu đặc biệt về phân tích các chỉ tiêu dầu mỡ hay chất lỏng nhẹ hơn nước.
  • Nạp mẫu đầy bình chứa, để đuổi hết không khí ra ngoài, đậy kín, mã hóa mẫu và bảo quản theo đúng phương pháp, đối với các chỉ tiêu phân tích như hidrocacbon,phenol,hóa chất BVTV không nạp đầy bình mẫu.
  • Lấy mẫu nước thải:
  • Vị trí lấy mẫu:
  • Lấy mẫu ở cống rãnh, hố ga.
  • Lấy mẫu tại đường ống ra của hệ thống xử lí.
  • Lấy mẫu tại các giai đoạn của HTXL.
  • Số lượng mẫu và thời gian lấy mẫu:

Tùy thuộc vào mục đích để thực hiện lấy mẫu đơn và tổ hợp.

  • Mẫu đơn: xác định thành phần tại một thời điểm nhất định đối với nguồn thải ít thay đổi về thành phần và thể tích.
  • Mẫu tổ hợp: Khi đánh giá tới chất lượng nước trung bình thì phải dùng tới mẫu tổ hợp.
  • Lấy mẫu nước ăn uống,chế biến thực phẩm từ các trạm xử lý và các đường ống phân phối (theo TCVN 663-5:2009).
  • Vị trí lấy mẫu:
  • Bể dữ trữ nước( kể cả tháp nước).
  • Nhà máy xử lý nước.
  • Hệ thống phân phối nước cấp.
  • Vòi nước cấp trước khi sử dụng.
  • Thao tác thực hiện:
  • Làm sạch khử trùng, súc xả bình chứa mẫu.
  • Đối với vòi nước lấy mẫu vệ sinh vòi và khử trùng bằng ngọn lửa đèn cồn tham khảo ( ISO 19458).
  • Xả vòi nước chảy khoản 2-3 phút khi nhiệt độ không đổi.
  • Tiến hành nạp mẫu vào bình khoảng ¾ thể tích bình để có thể lắc đều khi phân tích.
  • Mã hóa mẫu và ghi rõ thông tin cần thiết.
  • Tiến hành bảo quản mẫu theo đúng phương pháp.
  • Lấy mẫu nước biển:
  • Vị trí lấy mẫu:
  • Lấy mẫu ngoài khơi.
  • Lấy mẫu ven bờ.

4. Kỹ thuật bảo quản mẫu

  • Tiêu chuẩn tham khảo: TCVN 6663-3:2008 thay thế TCVN 5993:1995.
  • Lưu ý trong việc bảo quản mẫu:
  • Mẫu để phân tích các thông số hóa lý, hóa học đơn giản, cần nạp mẫu đầy bình và nút kín nhằm hạn chế tác động của oxy trong không khí làm thay đổi thành phần mẫu.
  • Mẫu xác định vi sinh vật thì ngược lại, cần để một khoảng không khí sau khi đóng nắp.

TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MẪU 

 Screenshot_1

  •  Phương pháp bảo quản lạnh:
Thông số xác định Bình chứa Thể tích nạp mẫu(ml) Kỹ thuật bảo quản Thời gian bảo quản tối đa Ghi chú
BOD P/G 1000 nạp đầy bình mẫu Làm lạnh đến 1-5oC 24h Lưu giữ nơi tối
BOD P Làm đông -20oC 1 tháng 6 tháng( 1 tháng nếu BOD trong mẫu <50mg/l)
  • Phương pháp bảo quản bằng axit: phương pháp lấy mẫu nước thải

Thông số xác định Bình chứa Thể tích nạp mẫu(ml) Kỹ thuật bảo quản Thời gian bảo quản tối đa Ghi chú
Halogen hữu cơ (AOX) P/G 1000 nạp đầy bình chứa Axit hóa mẫu đến pH từ 1 đến 2 với HNO3 5 ngày Bảo quản mẫu ở nơi tối và làm lạnh từ 1 đến 5oC
Nhôm P/G/BG rửa được với Axit 100 1 tháng Nên dùng HCL nếu sử dụng kỹ thuật hydrua để phân tích
Asen 500
Bari 100
Cadimi 100
  • Không cần bảo quản:
Thông số xác định Bình chứa Thể tích nạp mẫu(ml) Kỹ thuật bảo quản Thời gian bảo quản tối đa Ghi chú
Clorua P/G 100 1 tháng
Florua P nhưng không là PTFE hoặc thủy tinh 200
  • Kỹ thuật bảo quản để xác định nhiều thông số:

Kỹ thuật bảo quản Các thông số áp dụng Các thông số không thích hợp áp dụng
Axit hóa mẫu đến pH từ 1 đến 2 với HNO3 Các kim loại kiềm, kiềm thổ.

Các kim loại nặng trừ thủy ngân.

Halogen hữu cơ dễ hấp thụ (AOX).

Nhô,, antimon,asen,bari…độ cứng tổng số.

Cyanua, Sulfua, Cacbonat,hydrocacbon,bicacbonat,nitrit.

Xà phòng và este…

Axit hóa mẫu đến pH từ 1 đến 2 với Chất trừ cỏ axit

Antimon

Arsen

Dung môi clo hóa các Hydrocacbon, Sắt,Nitrat,Dầu mỡ.

Cyanua,Bạc,tali, chì, thủy ngân(II)
Axit hóa mẫu đến pH từ <4 với H3PO4 Phenol Cyanua
Đông lạnh về

-20oC

Anion,NH3,NH4,BOD,COD, hóa chất trừ sâu,nito tổng,photpho, các phép thử sinh học, thử độc tính.

Ghi chú:

  • P: nhựa (Polyetylen, PTFE (politetrafluoroethylene), PVC (polyvinyl choloride)..
  • G: thủy tinh, BG: thủy tinh bosilicat.

Phân tích chất lượng nước thải

HÌNH ẢNH LẤY MẪU HIỆN TRƯỜNG DO QCVN THỰC HIỆN

phân tích nước thải

Lấy mẫu nước thải tại Công ty Tân Trường Khang

lấy mẫu vi sinh nước ăn uống

lấy mẫu vi sinh nước ăn uống tại Trung tâm y Tế Châu Thành Long An

Lấy mẫu nước thải sinh hoạt

Lấy mẫu nước thải tại sinh hoạt tại Công Ty Toàn Cầu Lixil

Khử trùng thiết bị lấy mẫu nước Giếng
Lấy mẫu nước Giếng tại Trung Tâm Y Tế Dĩ An Bình Dương

CÔNG TY CP KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QCVN VIỆT NAM

Trung tâm: 67/2/8 Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 0287 308 6678 – Hotline: 0918.945.839

Email: info@qcvn.com.vn