TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤT – NƯỚC TINH KHIẾT THEO DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM
Nước cất là nước được điều chế từ nước uống được hoặc nước tinh khiết bằng phương pháp cất.
Nước cất phải đáp ứng các yêu cầu trong chuvên luận “Nước tinh khiết”.
Nước được qua máy cất nước hai lần, ống thủy tinh loại chuyên dụng trong phòng thí nghiệm để đảm bảo độ dẫn điện của nước sau khi cất là thấp nhất
NƯỚC TINH KHIẾT:
Nước tinh khiết nguyên liệu: được làm tinh khiết từ nước uống được bằng phương pháp cất, trao đổi ion, thẩm thấu ngược hoặc bằng các phương pháp thích hợp khác.
Nước tinh khiết nguyên liệu được bảo quản vả phân phối trong điều kiện thích hợp để ngân chặn sự phát triển của vi sinh vật và tránh các tạp nhiễm khác.
Trong suốt quá trình sản xuất và bào quản phải có những biện pháp thích hợp để kiểm soát lượng vi sinh vật có trong nước, phái đặt ra các giới hạn cành báo và giói hạn hành động thích hợp để phát hiện những chiều hướng bất lợi. Trong điểu kiện thông thường, giới hạn hành động là 100 CFU/1 ml nước, được xác định bằng phương pháp màng lọc (Phụ lục 13.6), sử dụng lượng chể phẩm thích hợp và được ủ ẩm ở 30 °c đến 35°C ít nhất trong 5 ngày.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của nước tinh khiết:
Stt | Thông số | Đơn vị/phạm vi |
1. | Cảm quan | : không màu, không mùi, không vị |
2. | Cacbon hữu cơ toàn phần | : 0.5 mg/L |
3. | Độ dẫn điện ở 25 độ C | : < 5.1 mS/cm |
4. | Nitrate | : < 0.2 ppm |
5. | Nhôm | : < 10 ppb |
6. | Chì | : < 0.1ppm |
7. | Nội tố độc khuẩn | : 0.25 EU/ml |
Nước tinh khiết thành phẩm:
Nước tinh khiết nguyên liệu sau khi sản xuất được đựng trong các đồ đựng thích hợp và bảo quản ờ điều kiện nhất định để đảm bảo các yêuc cầu về vi sinh vật. Nước tinh khiết thành phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của nước tinh khiết nguyên liệu và các yêu cầu sau đây:
1. Tính chất: Chất lỏng trong, không màu, không mùi, không vị.
2. Giới hạn acid kiềm: Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 10 ml chế phẩm mới đun sôi để nguội trong cốc thủy tinh cỏ mỏ. Dung dịch không được có màu đỏ. Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml
chế phẩm. Dung dịch không được có màu xanh lam.
3. Chất khử: Lấy 100 ml chê phẩm, thêm 10 ml dung dịch acid suỉ/uric 10 % (TT) và 0,1 ml dung dịch kaỉi permanganat 0,02 M (CĐ), đun sôi trong 5 min, dung dịch vẫn còn màu hồng nhạt.
4. Clorid Lấy 10 ml chế phim, thêm 1 ml dung dịch acidnừrỉc loãng (77) và 0,2 mỉ dung dịch hạc nitrat 1,7 % (TT). Dưng dịch không được thay đổi trong ít nhất 15 min.
5. Sulfate: Lây 10 ml chế phẩm, thêm 0, ỉ ml dung dịch acidhydrocloric loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch ban cỉorid 6, ỉ %. Dung dịch không được thay đổi trong ít nhất 1 h.
6. Amonỉ: không được quá 0,2 phần triệu.
7. Canxi và magie: Lấy 100 ml chế phẩm, thêm 2 ml đệm amoniacpH 10,0 (TT), 50 mg hổn hợp đen eriocrom T (77) và 0,5 mi dưng dịch natri edetat 0,0ỉ M, chi một màu xanh lam thuần túy được tạo thành
8. Cắn sau khi bay hơi: Không được quá 0,001 %. Bay hơi 100 ml chế phẩm tới khô trên cách thủy và sấy trong tủ sấy đển khối lượng không đổi ờ 100 °c đến 105 °c. Khối lượng can còn lại không được quá 1 mg.
9. Giới hạn nhỉễm khuẩn Tổng số vi sinh vật hiếu khí sống lại được không được lớn hơn 102 CFU/ml, xác định bàng phưomg pháp màng lọc, dùng môi trường thạch casein đậu tương.
10. Bảo quản và ghi nhãn: Trong đồ đựng kín. Đồ đựng không được làm thay đổi tính chất của nước. Dán nhãn thích hợp đối với nước để điều chế dung dịch thẩm tách.
TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤT SỬ DỤNG TRONG PTN THEO ISO 3696-1987 và ASTM D1193
Hiện nay, có 2 bộ tiêu chuẩn quy định chất lượng nước cất sử đụng trong PTN, đó là ISO 3696-1989 và ASTM D1193-06-2018. Theo ISO 3696, nước sử dụng cho mục đích thử nghiệm trong các PTN được chia làm 3 cấp, và theo ASTM D1193-06-2018, thì được chia làm 4 cấp. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu hoặc theo tiêu chuẩn hướng dẫn, PTN sẽ lựa chọn loại nước phù hợp theo từng tiêu chuẩn tương ứng.
PHÂN LOẠI:
Theo ISO 3696, nước cất được chia làm 3 cấp, với các mô tả như sau:
Loại một: Không có chất nhiễm bẩn hoà tan hoặc keo ion và hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất, bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng đặc tính cao; phải được sản xuất bằng cách xử lý tiếp từ nước loại 2 (ví dụ thẩm thấu ngược hoặc khử ion hóa sau đó lọc qua một màng lọc có kích thước lỗ 0,2 μm để loại bỏ các chất dạng hạt hoặc chưng cất lại ở một máy làm bằng silic axit nóng chảy.
Loại 2: Có rất ít chất nhiễm bẩn vô cơ, hữu cơ hoặc keo và thích hợp cho các mục tiêu phân tích nhậy, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) và xác định các thành phần ở lượng vết; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất nhiều lần, hoặc bằng cách khử ion hóa hoặc thẩm thấu ngược sau đó chưng cất.
Loại 3: Phù hợp với hầu hết các phòng thí nghiệm làm việc theo phương pháp ướt và điều chế các dung dịch thuốc thử; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất một lần, khử ion hóa hoặc thẩm thấu ngược. Nếu không có quy định nào khác, loại này được dùng cho phân tích thông thường.
Chú thích: nguồn nước cung cấp ban đầu là nước uống được và sạch. Nếu nước bị nhiễm bẩn
nặng về bất kỳ phương diện nào, cũng cần phải được xử lý trước.
Đa số các PTN ở Việt Nam hiện nay, đều sử dụng nước cất 2 lần theo tiêu chuẩn ISO 3696-1989
BẢO QUẢN:
Trong bảo quản, nước có thể bị nhiễm bẩn do hoà tan những thành phần dễ tan của bình chứa
bằng thủy tinh hay chất dẻo hoặc do hấp thụ cacbon dioxit và các tạp chất khác của khí quyển
trong phòng thí nghiệm. Vì lý do trên, không nên bảo quản nước loại 1 và loại 2: nước sau khi điều chế được dùng ngay như quy định
Việc bảo quản nước loại 3 không phức tạp, nhưng các bình chứa và điều kiện bảo quản phải
giống như việc bỏ quản nước loại 2.
Bình chứa để bảo quản chỉ nên dành riêng cho một loại nước
Liên hệ Hotline: 0888 750 504 – Email: nuoccat2lan@gmail.com
ĐẶT MUA NƯỚC CẤT TRÊN SÀN TMĐT: https://shopee.vn/qcvn_official
CÔNG TY CP KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QCVN VIỆT NAM
Trung tâm: 67/2/8 Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại: 0287 308 6678 – Hotline: 0918.945.839
Email: info@qcvn.com.vn